9 Bước Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử: Cách Lập Trang Web Bán Hàng
Bạn có muốn tự thiết kế web thương mại điện tử của riêng bạn? Mình biết rằng việc xây dựng một website Thương Mại Điện Tử để có thể bán hàng online nghe có vẻ khó khăn và phức tạp, đặc biệt khi bạn không phải là dân công nghệ, nhưng yên tâm, bạn không hề cô đơn.
Sau khi giúp rất nhiều anh chị em, bạn bè, cô, dì, chú bác,.. cách tạo website đơn giản trong 5 bước thành công, mình quyết định tạo thêm một hướng dẫn toàn diện nhất về cách xây dựng website thương mại điện tử với WordPress và Woocommerce.
Bạn cần gì để lập Website Bán Hàng?
Chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để bắt đầu kinh doanh trực tuyến như ngày nay. Khi đại dich diễn ra và hành vi mua sắm của mọi người hoàn toàn bị thay đổi.
Bất kỳ ai có máy tính đều có thể bắt đầu trong vòng vài phút mà không cần phải có bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào.
Điều bạn cần để xây dựng một website bán hàng là:
- Ý tưởng tên miền (đây sẽ là tên website thương mại điện tử của bạn, của mình là Onepixelmedia.com).
- Laptop hoặc máy tính để bàn có kết nối mạng
- Ngân sách không dưới 1 Triệu đồng
Mất bao lâu để có thể xây dựng xong Website TMĐT?
Bạn cần tập trung trong vòng 30 Phút đến 1 Tiếng để có thể hoàn thành hướng dẫn này.
Tổng chi phí để xây dựng và duy trì Website TMĐT:
Hạng mục | Chi phí |
---|---|
Tên miền Tên miền trong năm đầu tôi được miễn phí và gia hạn vào năm thứ 2 trở đi. | 170.000đ/năm |
Hosting Hosting của BlueHost rất phù hợp với các trang web mới, với chi phí cỡ bằng tô phở thôi nhưng dư sức đáp ứng như cầu của các bạn. | 840.000đ/năm (70.000đ/tháng) |
Tổng | 1.010.000đ/năm |
Quá rẻ và đơn giản, đúng không ?
Bạn có thể thiết lập website thương mại điện tử của riêng mình với WordPress trong vòng chưa đầy 30 phút và mình cố gắng hết sức để hướng dẫn cho bạn một cách dễ hiểu và đơn giản nhất.
Trong hướng dẫn này, mình sẽ đề cập đến các bước xây dựng website thương mại điện tử:
- Cách đăng ký tên miền miễn phí
- Cách chọn Web Hosting tốt nhất
- Cách nhận Chứng chỉ SSL miễn phí (bắt buộc để có thể chấp nhận thanh toán Online)
- Cách cài đặt WordPress
- Cách tạo cửa hàng WooCommerce
- Cách thêm sản phẩm vào website thương mại điện tử của bạn
- Cách chọn và tùy chỉnh giao diện (Theme) Website của bạn
- Các Plugins cần thiết để phát triển website thương mại điện tử của bạn
- Học cách tìm hiểu sâu hơn về WordPress và phát triển doanh nghiệp của bạn
Sẵn sàng chưa? “Tới công chuyện” nào.
Bước 1: Chọn nền tảng để tạo Website Bán Hàng
Sai lầm lớn nhất của hầu hết người dùng là không chọn đúng nền tảng cho website thương mại điện tử.
Rất may là bạn đã tìm được bài viết này của mình, cho nên bạn sẽ không mắc phải sai lầm đó.
Có hai nền tảng Thương mại điện tử phổ biến mà mình khuyên dùng:
- Shopify
hoặc
- WordPress + WooCommerce.
Shopify là một giải pháp Thương mại điện tử toàn diện, có giá bắt đầu từ $29(~667.000vnđ)/tháng (trả trước hàng tháng hoặc hàng năm để được giảm giá). Là một giải pháp đơn giản mà bạn chỉ cần đăng nhập và bắt đầu bán hàng. Nhược điểm của Shopify là đắt và các tùy chọn thanh toán của bạn bị hạn chế trừ khi bạn trả thêm phí.
Đây là lý do tại sao hầu hết người dùng chọn WordPress + WooCommerce vì tính linh hoạt mà nó mang lại. Nó yêu cầu một số thiết lập, nhưng rất đáng làm vì có lợi về lâu dài. WordPress là trình xây dựng trang web phổ biến nhất và WooCommerce là nền tảng Thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Xem: So sánh Shopify và WooCommerce
Trong hướng dẫn này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập website thương mại điện tử trong WordPress bằng WooCommerce.
Nếu bạn băn khoăn về chi phí của WordPress + WooCommerce, thì có thể xem qua bài phân tích của mình về Chi phí duy trì một website trên nền tảng WordPress.
Bước 2: Mua tên miền + Hosting + Bảo mật SSL
Để thiết lập cửa hàng Thương mại điện tử, bạn cần có tên miền, web hosting (lưu trữ) và chứng chỉ bảo mật (SSL) .
- Tên miền là địa chỉ trang web của bạn trên internet. Đó là những gì người dùng sẽ nhập vào trình duyệt của họ để truy cập trang web của bạn (ví dụ: google.com hoặc onepixelmedia.com/vi).
- Web Hosting (Lưu trữ web): là nơi chứa tất cả dữ liệu trang Thương mại điện tử của bạn trên internet. Đó giống như là ngôi nhà của trang web của bạn trên internet. Mọi trang web trên internet đều cần nơi lưu trữ.
- Chứng chỉ Bảo mật (SSL): có tác dụng thêm một lớp bảo mật đặc biệt vào trang web của bạn, để bạn có thể chấp nhận thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng và thông tin cá nhân của người dùng. Điều này là bắt buộc để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử, trực tiếp trên trang Thương mại điện tử của bạn.
Thông thường, một tên miền có giá khoảng 160.000đ/năm (.com) cho tới 450.000đ/năm (.vn), Web Hosting có giá khoảng 100.000đ/tháng và chứng chỉ SSL đa số là miễn phí.
Tính sơ sơ bạn tốn tầm 1.360.000đ – 1.500.000đ/năm.
Rất may, Bluehost , một nhà cung cấp hosting được chính WordPress và WooCommerce khuyên dùng , đã đồng ý cung cấp cho người dùng của WPVie.com một tên miền miễn phí + chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí khi mua Web Hosting của họ(cũng đang được giảm giá).
Về cơ bản, bạn có thể bắt đầu chỉ với $2,95(70.000đ)/tháng.
Cách mua Tên miền, Hosting, Bảo mật SSL
Mở Bluehost trong một cửa sổ mới và làm theo hướng dẫn của mình bên dưới.
Đầu tiên, bạn cần nhấp vào nút Host Your Site màu xanh.
Ở trang tiếp theo, bạn chọn gói Basic ($2.95/Tháng) bằng cách ấn nút Select.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu nhập tên miền cho trang web của bạn. Nếu tên miền đã được đăng ký thì bạn cần phải chọn tên miền khác (Sáng tạo lên :D)
Cuối cùng, bạn cần nhập thông tin để tạo tài khoản, kiểm tra lại các thông tin gói dịch vụ muốn mua và nhập thông tin thẻ tín dụng để thanh toán nữa là xong.
Lưu ý: Nhớ bỏ chọn hết các mục như hình nhé, những mục này là các gói dịch vụ bán kèm bao gồm: bảo mật danh tính, Mail box,… Nếu cần thì bạn vẫn có thể mua sau.
Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được một email với thông tin chi tiết về cách đăng nhập vào bảng điều khiển lưu trữ web (cPanel) của bạn. Đây là nơi bạn quản lý mọi thứ từ hỗ trợ, email, và nhiều thứ khác.
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress
Khi bạn đã đăng nhập vào cPanel, bạn sẽ nhận thấy Bluehost đã cài đặt sẵn WordPress cho bạn và bạn chỉ cần nhấp vào nút ‘Login to WordPress’.
Bạn chỉ cần nhấp vào nút ‘Log in to WordPress’ và nó sẽ đưa bạn đến trang quản trị website WordPress của bạn. Giống như thế này:
Xin chúc mừng, bạn đã thiết lập xong phần Hosting và Domain.
Bước tiếp theo là thiết lập WordPress và tạo một Website thương mại điện tử của chính bạn.
Bước 3: Thiết lập WordPress
Trước tiên, bạn cần truy cập trang Cài đặt » Tổng Quan để thiết lập tiêu đề và mô tả trang web WordPress của bạn.
Bạn có thể sử dụng tên cửa hàng của mình làm tiêu đề trang web và cung cấp mô tả hấp dẫn một tý cho website của bạn. Phần mô tả là tùy chọn không bắt buộc, nên nếu chưa nghĩ ra được nội dung gì hay ho thì bạn có thể thiết lập sau.
Thiết lập HTTPS để sử dụng SSL
Gói Hosting WordPress mà bạn đã mua đi kèm với Chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí. Chứng chỉ này được cài đặt sẵn cho tên miền của bạn. Tuy nhiên, trang web WordPress của bạn cần được cài đặt lại cấu hình, vì vậy mặc định nó chỉ là http.
Ví dụ: mặc định là http://tenmiencuaban.vn, bạn cần cập nhật thành https://tenmiencuaban.vn
Trên trang Cài đặt » Tổng quan , bạn cần thay đổi Địa chỉ WordPress và Địa chỉ trang web để sử dụng từ http sang https.
Đừng quên cuộn xuống cuối trang và nhấp vào nút ‘Lưu thay đổi’ để lưu cài đặt của bạn.
Thiết lập WordPress cơ bản của bạn đã hoàn tất. Bây giờ đã đến phần bạn mong chờ nhất: tạo tính năng thương mại điện tử.
Bước 4: Thiết lập cửa hàng WooCommerce
WooCommerce là trình tạo website thương mại điện tử tốt nhất trên thị trường. Nó được xây dựng trên nền tảng của WordPress, mang đến sự linh hoạt của WordPress để bạn có thể tự do bán bất kỳ loại sản phẩm nào bạn muốn.
Đầu tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin WooCommerce . Nếu bạn chưa biết cách cài Plugins, hãy xem hướng dẫn của mình về cách cài đặt plugin WordPress .
Chỉ cần truy cập Plugins » Cài mới và tìm kiếm WooCommerce. Trong kết quả tìm kiếm, nhấp vào nút Cài đặt ngay bên cạnh Plugin WooCommerce.
WordPress bây giờ sẽ tìm và cài đặt plugin WooCommerce cho bạn. Chờ nó và hoàn tất việc tải xuống plugin, sau đó nhấp vào nút ‘Kích hoạt’ để tiếp tục.
Sau khi kích hoạt, WooCommerce sẽ khởi chạy trình hướng dẫn thiết lập và bạn sẽ thấy màn hình Chào mừng đến với WooCommerce như hình dưới. Trình hướng dẫn thiết lập này sẽ hướng dẫn bạn qua các cài đặt WooCommerce quan trọng.
Trước tiên, bạn cần cung cấp thông tin cơ bản cho website thương mại điện tử của mình như địa chỉ, quốc gia và khu vực. Nếu bạn là nhà bán lẻ, thì bạn có thể thêm thông tin vị trí bán lẻ của mình làm địa chỉ.
Sau đó, nhấn vào nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu chọn ngành nghề kinh doanh trên cửa hàng. Bạn có thể chọn một ngành gần nhất với loại cửa hàng bạn muốn kinh doanh.
Bấm vào nút tiếp tục.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu chọn loại sản phẩm bạn sẽ bán trên cửa hàng của mình.
Ví dụ: nếu sản phẩm của bạn cần vận chuyển, thì bạn có thể chọn Physical Products (bạn cũng có thể chọn nhiều loại sản phẩm cùng lúc.)
Sau khi chọn xong thì bấm vào nút Tiếp tục.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một số thông tin chi tiết về doanh nghiệp như số lượng sản phẩm bạn định bán và liệu bạn có đang bán ở nơi khác hay không. Bạn có thể chọn tôi chưa có sản phẩm và chọn ‘Không’ cho tùy chọn khác.
Bây giờ, bạn cần chuyển sang tab ‘Tính năng miễn phí’. Bạn sẽ thấy một tuỳ chọn được chọn trước để cài đặt các tính năng miễn phí.
Bạn cần bỏ chọn tùy chọn này vì nó sẽ cài đặt một số Plugins WooCommerce khác mà bạn có thể không cần. Bạn có thể tự cài đặt mấy plugins này sau nếu cần thiết.
Nhấp vào nút Tiếp tục để thực hiện bước tiếp theo.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu Chọn giao diện cho website thương mại điện tử của bạn. Chọn bất cứ giao diện nào bạn thấy thích hoặc có thể để giao diện mặc định.
Đừng căng thẳng về việc lựa chọn giao diện hoàn hảo ngay từ đầu, cứ làm quen trước đã. Tý nữa ở phần tiếp theo của bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn cách chọn giao diện tốt nhất cho website thương mại điện tử của bạn.
Vậy là xong, bạn đã hoàn thành thiết lập WooCommerce cơ bản thành công.
Bước 5: Cài đặt cổng thanh toán Online
Tiếp theo, bạn cần cài đặt phương thức thanh toán để chấp nhận thanh toán trực tuyến trên cửa hàng của bạn. WooCommerce cung cấp sẵn một loạt các cổng thanh toán mà bạn có thể cài đặt một cách dễ dàng.
Chỉ cần truy cập trang Cài đặt WooCommerce » và chuyển sang tab ‘Thanh toán’. Theo mặc định, bạn có thể chọn PayPal Standard, Trả tiền khi nhận hàng hoặc Chuyển khoản ngân hàng.
Cuộn xuống bên dưới và bạn sẽ thấy tùy chọn cài đặt Stripe, PayPal Checkout và WooCommerce Payments. Mình khuyên bạn nên chọn Stripe và PayPal Standard.
Đối với mỗi cổng thanh toán, bạn có thể nhấp vào nút Thiết lập và cung cấp thông tin cần thiết.
Ví dụ: bạn có thể bật Stripe và nhập Khóa API của bạn (bạn có thể tìm thấy thông tin này trong tài khoản Stripe của bạn).
Đừng quên nhấp vào nút Lưu thay đổi để lưu cài đặt của bạn.
Bước 6: Thêm sản phẩm vào Website Bán Hàng của bạn
Ok thêm sản phẩm đầu tiên vào website thương mại điện tử của bạn nào.
Bạn truy cập Sản phẩm »Thêm mới để thêm sản phẩm mới.
Đầu tiên, cung cấp tiêu đề cho sản phẩm của bạn và sau đó là một số mô tả chi tiết.
Ở cột bên phải, bạn sẽ thấy hộp ‘Danh mục sản phẩm’. Nhấp vào ‘+ Thêm Danh mục Sản phẩm Mới’ để tạo danh mục cho sản phẩm này. Điều này cho phép bạn và khách hàng của bạn sắp xếp và duyệt qua các sản phẩm một cách dễ dàng.
Cuộn xuống một chút và bạn sẽ thấy hộp Thông tin Sản phẩm. Đây là nơi bạn sẽ cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm như giá cả, hàng tồn kho, giao hàng, v.v.
Bên dưới phần Thông tin Sản phẩm, bạn sẽ thấy một hộp để thêm mô tả ngắn về sản phẩm. Các mô tả sản phẩm này sẽ được sử dụng khi người dùng đang xem nhiều sản phẩm trên cùng một trang.
Cuối cùng, trên cột bên tay phải của bạn, bạn sẽ thấy các mục để thêm hình ảnh sản phẩm chính và thư viện sản phẩm.
Khi bạn hài lòng với tất cả thông tin sản phẩm bạn đã thêm, bạn có thể nhấp vào nút Xuất bản để hiển thị thông tin đó trên trang web của bạn.
Lặp lại quy trình để thêm nhiều sản phẩm hơn nếu cần.
Bước 7: Chọn và tùy chỉnh Giao Diện WordPress
Giao Diện là cách trang web WordPress của bạn hiển thị như thế nào đối với người dùng khi họ truy cập. Đối với một cửa hàng WooCommerce, giao diện cũng kiểm soát cách sản phẩm của bạn được hiển thị.
Có hàng ngàn Giao Diện WordPress trả phí và miễn phí có sẵn để giúp bạn có được một trang TMĐT đẹp như ý muốn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các Giao Diện WordPress đều được thiết kế để dành cho các cửa hàng Thương mại điện tử.
Nếu bạn cần trợ giúp để chọn giao diện, thì hãy tham khảo hướng dẫn của mình về những yếu tố bạn nên cân nhắc khi chọn một chủ đề WordPress phù hợp.
Bật mí: Nếu bạn muốn website có một giao diện bán hàng đẹp mắt và dễ tuỳ chỉnh thì có thể sử dụng theme Flatsome, hiện WPVie Shop đang có bản kích hoạt sẵn vĩnh viễn chỉ 99.000đ.
Khi bạn đã chọn và cài đặt Giao Diện WooCommerce, bạn có thể tùy chỉnh giao diện của nó theo ý muốn.
Chỉ cần chuyển đến Trang Giao diện » Tùy chỉnh . Thao tác này sẽ khởi chạy công cụ tùy chỉnh chủ đề, nơi bạn có thể thay đổi các cài đặt chủ đề khác nhau.
Hầu hết các chủ đề WooCommerce mới nhất hiện nay đều đi kèm với các tùy chọn tùy chỉnh khác nhau và hoạt động tốt với máy tính để bàn cũng như thiết bị di động.
Bước 8: Các Plugins cần thiết để phát triển Website Bán hàng của bạn
Bây giờ cửa hàng của bạn gần như đã sẵn sàng, bạn có thể muốn thêm nhiều tính năng hơn để tạo một website thương mại điện tử thành công.
Lưu ý: bạn có thể thêm biểu mẫu hỗ trợ khách hàng hoặc quảng bá trang TMĐT mới của mình trên mạng xã hội để có được đơn hàng đầu tiên.
Đây là khi các plugin phát huy tác dụng.
Cả WooCommerce và WordPress đều cho phép bạn dễ dàng thêm các tính năng mới vào trang web của mình bằng cách sử dụng các Plugins.
Các plugin giống như các ứng dụng cho trang web WordPress của bạn. Có hàng ngàn Plugins mà bạn có thể sử dụng, cả miễn phí và cao cấp. Chỉ riêng thư viện plugins của WordPress.org đã có hơn 58.000 plugin.
Tuy nhiên, sự lựa chọn phong phú này cũng khiến người mới bắt đầu gặp khó khăn trong việc lựa chọn các plugin phù hợp. Làm thế nào để bạn biết nên dùng plugin nào?
Lưu ý: Nếu bạn chưa biết cách cài đặt Plugin thì có thể xem qua hướng dẫn chi tiết của mình về cách thực hiện
Dưới đây là một số gợi ý của mình về các plugin cần thiết mà mọi website thương mại điện tử nên cài đặt:
1. OptinMonster
OptinMonster giúp bạn dễ dàng chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng. Nó đi kèm với các công cụ như quảng cáo pop-up, biểu ngữ cố định ở đầu trang và chân trang , đồng hồ đếm ngược, quay trúng thưởng , v.v.
Tất cả những tính năng đó đều giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng, phát triển danh sách email của bạn.
Lưu ý: Bạn có thể tải phiên bản OptinMonster miễn phí ở trang plugin OptinMonster WordPress.
2. WP Fluent Forms Pro – Plugin Tạo biểu mẫu liên hệ
WP Fluent Forms Pro là plugin tạo biểu mẫu tốt nhất cho WordPress . Nó cho phép bạn dễ dàng tạo bất kỳ loại biểu mẫu nào cho cửa hàng của mình bao gồm biểu mẫu liên hệ, khảo sát , biểu mẫu đăng nhập, biểu mẫu đặt hàng, v.v.
Trình tạo biểu mẫu kéo và thả mạnh mẽ của Fluent Forms cho phép bạn dễ dàng tạo biểu mẫu liên hệ WordPress và các biểu mẫu trực tuyến khác chỉ trong vài phút mà không cần viết bất kỳ dòng Code nào. Việc xây dựng biểu mẫu cực kì dễ dàng như việc việc viết và vẽ nó trên một tờ giấy vậy.
Lưu ý: WP Fluent Form có phiên bản miễn phí và PRO
3. Yoast SEO
Yoast SEO là plugin SEO miễn phí tốt nhất cho WooCommerce và được nhiều người sử dụng nhất. Nó cho phép bạn dễ dàng tối ưu hóa website thương mại điện tử của mình mà không cần bất kỳ kỹ năng SEO nào.
Yoast đi kèm với các hỗ trợ đầy đủ cho một trang Thương mại điện tử: sơ đồ trang web, breadcrumbs ,…. Điều này giúp mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website thương mại điện tử của bạn. Để biết chi tiết, hãy xem hướng dẫn SEO cơ bản và các lưu ý khi SEO website TMĐT của mình dành cho người mới bắt đầu.
4. MonsterInsights
MonsterInsights là plugin Google Analytics tốt nhất cho WordPress. Nó giúp bạn biết khách hàng đến từ đâu và họ làm gì trên trang web của bạn.
MonsterInsights đi kèm với tính năng theo dõi WooCommerce để bạn có thể xem dữ liệu chuyển đổi và bán hàng trên trang web TMĐT của bạn. Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển doanh nghiệp nhỏ của mình bằng các quyết định dựa trên dữ liệu.
Ngoài ra, mình có 1 bài viết về các plugin mà mọi trang web wordpress đều cần, bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn.
Bước 9: Học thêm về WordPress để phát triển Website Bán Hàng Online của bạn
WordPress cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt, nhưng đôi khi người mới bắt đầu có thể khó thiết lập nó theo cách họ muốn.
Tại WPVie, mục tiêu chính của mình là cung cấp các hướng dẫn WordPress hữu ích, dễ hiểu ngay cả đối với chủ sở hữu trang web WordPress không am hiểu về công nghệ.
WPVie là trang web tài nguyên WordPress miễn phí lớn nhất dành cho người mới bắt đầu, ở đây cung cấp nhiều tài nguyên bao gồm: Tạo website WordPress, hướng dẫn SEO cơ bản,….
Hướng dẫn tạo website bán hàng với woocommerce và wordpress bằng Video
Câu hỏi thường gặp về việc xây dựng một website thương mại điện tử
Nhiều người dùng của WPVie thường xuyên liên hệ với mình với các câu hỏi về việc bắt đầu kinh doanh online của họ với một website thương mại điện tử. Mình đã cố gắng trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất bên dưới:
1. Tôi tìm sản phẩm để bán trên cửa hàng của mình ở đâu?
Có nhiều cách khác nhau để chủ cửa hàng tìm nguồn sản phẩm. Một số bạn bán các sản phẩm như phần mềm, nghệ thuật kỹ thuật số, âm nhạc và các sản phẩm có thể tải xuống khác.
Những bạn khác tìm nguồn sản phẩm từ các nhà cung cấp địa phương hoặc nước ngoài bằng cách sử dụng các chợ trực tuyến như Tabao, Alibaba hoặc AliExpress. Nếu bạn không muốn xử lý hàng tồn kho hoặc vận chuyển của riêng mình, thì bạn cũng có thể cân nhắc việc xây dựng một cửa hàng POD hoặc Dropshipping .
2. Tôi có thể bắt đầu một website thương mại điện tử miễn phí không?
Một số nền tảng Thương mại điện tử cung cấp các bản dùng thử miễn phí có giới hạn nhưng sau đó bạn sẽ phải trả phí. Mặc dù bản thân WooCommerce là miễn phí, nhưng bạn sẽ cần một Tên miền và một Hosting để lưu trữ trang web của bạn.
3. Chi phí bao nhiêu để bắt đầu một Website thương mại điện tử?
Nó phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh và ngân sách của bạn. Bạn có thể xài Bluehost với chỉ 90.000đ mỗi tháng và xài các plugin và giao diện miễn phí để hạn chế chi phí của mình. Mình đề xuất nên xây dựng mô hình kinh doanh với quy mô nhỏ khi mới bắt đầu và sau đó chi tiền nhiều hơn khi doanh nghiệp của bạn phát triển.
Để có phân tích chi tiết về chi phí, hãy xem bài viết của mình về chi phí xây dựng và duy trì một trang Web Thương mại điện tử .
4. Tôi có thể tạo một website thương mại điện tử mà không cần vận chuyển sản phẩm không?
Có, bạn có thể. Ví dụ: bạn có thể tạo website thương mại điện tử bằng plugin dropshipping , tạo cửa hàng liên kết của Amazon hoặc eBay, Printfull nếu như bạn muốn bán Áo thun POD.
Bạn cũng có thể sử dụng cùng một website thương mại điện tử để bán các sản phẩm bên ngoài cũng như các sản phẩm của riêng bạn.
6. Làm thế nào để quản lý chi phí vận chuyển và thuế cho website thương mại điện tử của tôi?
Tùy thuộc vào khu vực của bạn, bạn có thể được yêu cầu thêm thuế bán hàng, VAT hoặc các loại thuế khác. WooCommerce cho phép bạn tính thêm thuế bằng cách bật chúng trong trang Cài đặt » WooCommerce .
Từ đây, bạn cũng có thể chuyển sang tab Vận chuyển và tạo các khu vực giao hàng khác nhau, thêm phí vận chuyển, đặt mức phí vận chuyển cố định,….
Mình hy vọng rằng hướng dẫn này đã giúp bạn biết được cách xây dựng một website thương mại điện tử. Cám ơn bạn đã đọc đến đây, chúc bạn thành công với Website TMĐT do chính tay bạn xây dựng.